Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Trà cúc cam tây chữa mất ngủ suy nhược thần kinh


TRÀ CÚC CAM TÂY KHÔNG NHỮNG CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ MÀ CÒN CÓ TÁC DỤNG TỐT ĐỐI VỚI VIỆC LÀM ĐẸP VÀ LOẠI BỎ CÁC CHỨNG BỆNH Ở TUỔI MÃN KINH

1.    Ngoài tác dụng an thần ra trà cúc còn có thể duy trì sự cân bằng kích thích tố, cải thiện chứng mất ngủ.

Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu các loại dược thảo, cuối cùng phát hiện mấy loại dược thảo mà hiệu quả các thuốc hiện tại khó đạt tới. Trong đó hiệu quả nhất đối với chứng mất ngủ, bệnh thần kinh suy nhược và khắc phục áp lực chính là “cúc cam tây”.
“Cúc cam tây” là loại thực vật dạng cỏ họ cúc. Ở châu Âu là loại dược thảo có tính tiêu biểu nổi tiếng cùng với bạc hà, hoàn y thảo. Nguyên liệu sử dụng là loại hoa nhỏ, dạng hoa cúc nở vào đầu và giữa hè. Sử dụng ngày khi mới hái, hiệu quả sẽ tốt nhất, nhưng nói chung đều sử dụng sau khi phơi khô.
Điều đó cho thấu rằng từ rất lâu ở châu Âu người ta đã biết trong loại trà này có chứa chất an thần, trẻ con cũng có thể dùng một cách an toàn.
Tác giả đã giới thiệu cho nhiều bệnh nhân về loại trà này nhưng không hề nói rõ công hiệu của nó. Các bệnh nhân sau khi uống đều phản ánh rằng “tim đã ổn định”, “ngủ tốt”…
Ngoài ra nó cũng có hiệu quả nhất định đối với bệnh sinh lý và kinh nguyệt không đều. Tác giả đã cho một số bệnh nhân nữ uống loại trà này, sau đó do lượng tiết dịch kích tố của họ, kết quả là lượng tiết dịch kích tố của phụ nữ trẻ tuổi bị hạn chế, nhưng phụ nữ ở tuổi mãn kinh lại tăng kích tố. Trà cúc cam tây có tác dụng cân bằng kích tố đối với cơ năng sinh lý ở tuổi mãn kinh.
Ngày nay một số cơ sở điều trị đã bổ sung phương pháp tăng chất kích thích nữ tình nhằm cải thiện một số chứng bệnh thời kỳ mãn kinh. Trong đó trà cúc đóng vai trò nhất định. Sở dĩ trà cúc có thể điều trị mất ngủ và lo lắng bất an vì không những nó có tác dụng an thần, mà nó còn có quan hệ nhất định đối với việc cân bằng sự tiết ra kích tố.

2.    Bất kể bệnh suy nhược thần kinh nặng đến đâu, chỉ cần duy trì uống hai tuần thì bệnh sẽ được cải thiện.

Dưới đây giới thiệu mấy ví dụ thực tế nhờ uống trà cúc cam tây mà cải thiện được bệnh tật.
Một phụ nữ, do chồng nghiện rượu thường đánh đập một cách vũ phu, bà buồn phiền, dẫn tới mất ngủ, đau đầu.
Hàng ngày bà đều phải uống thuốc an thần, thuốc ngủ. Sau khi bà uống loại trà này chưa đầy một tháng bệnh đã thuyên giảm, không phải uống thuốc ngủ nữa.
Một người phụ nữ khác bị ung thư vú, sau khi mổ do vết mổ bị đau, lo lắng ung thư tái phát, khiến chị ta sợ hãi, dẫn tới chứng thần kinh nặng. Hàng ngày đều phải tiêm nếu không, sẽ khó bình tĩnh trở lại. Nhưng khi bệnh nhân dùng loại trà này. Thế là, chỉ hai tuần sau, số lần tiêm đã giảm. Bây giờ một tháng chỉ tiêm một lần. Chỉ cần kiên trì uống trà cúc 1-2 tuần, cho dù trạng thái tinh thần suy sụp đến đâu cũng sẽ khôi phục được.

Khi pha, cho nửa thìa hay một thìa cà phê trà cúc (có bán ở cửa hàng tiệm thuốc bắc hay tiệm bán trà) vào trong ly trà đen. Tùy khẩu vị, có thể cho thêm ít sữa bò, đường hay cồn. Một ngày chỉ cần uống hai lần. Không cần uống nhiều. Uống lúc nào cũng được, những người mất ngủ, tốt nhất uống trước khi đi ngủ một giờ đồng hồ.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Cơn đau thắt ngực nguyên nhân triệu chứng và cách phòng tránh

1. Tìm hiểu cơn đau thắt ngực

Cơn đau thắt ngực là tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ, khi nhu cầu oxy cơ tim vượt quá sự cung ứng của động mạch vành. Đây là những triệu chứng điển hình trong bệnh lý mạch vành và nhồi máu cơ tim. Cơn đau thắt ngực mang lại cho người bệnh cảm giác khó chịu, đau thắt vùng ngực, khó thở. Tình trạng này kéo dài từ 2 đến 5 phút và mất dần khi được nghỉ ngơi.

2. Nguyên nhân gây ra cơn đau thắt ngực

Nguyên nhân gây ra cơn đau thắt ngực là do thiếu máu cơ tim cục bộ. Khi tuần hoàn mạch vành dưới 50% so với mức bình thường. Mà nguyên do chính đến từ các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch vành, gây tổn thương thành mạch khiến tuần hoàn máu lưu thông một cách không ổn định. Đó là nguyên do khiến cơn đau thắt ngực khởi phát. Ngoài ra, một số bệnh lý về mạch vành như co thắt động mạch vành hay viêm nút quanh động mạch vành cũng góp phần gây ra cơn đau thắt ngực.
Một số bệnh về tim như bệnh về van động mạch chủ, cơ tim phì đại, sa van hai lá, cơ tim thể giãn hay hẹp khít lỗ van 2 lá, thiếu máu, dị dạng động mạch vành bẩm sinh cũng được cho là nguyên nhân gây ra cơn đau thắt ngực. Bên cạnh các yếu tố gây bệnh từ bên trong cơ thể người bệnh còn có những tác động bên ngoài gây ra cơn đau thắt ngực như ăn no, chấn động tâm lý, cảm lạnh, hay gắng sức...

3. Triệu chứng lâm sàng của cơn đau thắt ngực

Khi cơn đau thắt ngực xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy bị đau nhói vùng ngực phía sau xương ức, cơn đau lan dần lên cổ, vai rồi xuống cánh tay. Cơn đau thắt làm cho người bệnh khó thở, tim loạn nhịp, hơi thở gấp và yếu, có khi còn vã mồ hôi, nôn ói, hoa mắt chóng mặt. Nếu gặp những triệu chứng này người bệnh nên ngừng mọi hoạt động gắng sức để tránh cơn đau nặng hơn dễ tiến triển sang bệnh nhồi máu cơ tim gây đột tử.
Trong một số trường hợp thì các triệu chứng của cơn đau thắt ngực lại không được rõ ràng lắm. Người bệnh không có cảm giác khó thở, nghẹt thở, nhịp tim đập bình thường, huyết áp bình thường nhưng chỉ có điện tim thì có chút thay đổi ở sóng T dẹt hay âm.
Cơn đau thắt ngực được chia thành hai trường hợp: Cơn đau thắt ngực ổn định thì có thời gian đau thắt ngắn từ 5 đến 10 phút và thường mất dần khi người bệnh đã được nghỉ ngơi. Còn với cơn đau thắt ngực không ổn định thì bệnh có vẻ trầm trọng hơn. Cơn đau diễn ra trong thời gian dài chừng 30 phút, nhịp độ đau tăng dần, các cơn đau lặp lại nhiều hơn và nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người bệnh là rất cao.

4. Cách sử trí khi bị đau thắt ngực

Người bệnh có thể tự cắt cơn đau thắt ngực bằng cách đơn giản là dùng ngón tay trỏ và cái véo mạnh dọc theo điểm lằn chỉ cổ tay về phía ngón út đến điểm lằn chỉ khuỷu tay về phía ngón út rồi đến vị trí chính giữa nách khi dơ ngang tay. Tiếp đó bạn véo từ nách đến chính giữa xương ức, tim và phiá dưới như hình vẽ. Thường cơn đau sẽ giảm và ngưng ngay khi bạn thực hiện. Mỗi ngày bạn nên làm 3 lần và mỗi lần 2 lượt để có hiệu quả.
Cơn đau thắt ngực

Khi bị đau thắt ngực người bệnh cần ngưng mọi hoạt động gắng sức và tìm một vị trí để nghỉ ngơi như nằm vào giường, ghế. Trường hợp không có chỗ nghỉ ngơi thì người bệnh nên đứng yên tại chỗ cúi thấp người về trước một góc 90 độ để ngực không bị đè nặng, giảm đau, máu lưu thông dễ hơn. Thở đều nhịp một cách nhẹ nhàng, hít sâu để giảm đau và nhanh hồi phục. Cơn đau thường diễn ra trong thời gian ngắn với mức ổn định nên người bệnh không cần lo lắng và hoảng loạn khi cơn đau thắt ngực khởi phát.
Trong trường hợp bị nặng hơn thì bạn cần kết hợp thực hiện véo như trên với việc dùng nắm đấm của tay phải thúc mạnh vào vùng dạ dày để gây ợ hơi, giảm sự chèn ép của dạ dày vào tim với mục đích giảm đau và khiến tim hoạt động ổn định tránh đau thắt.Các cơn đau thắt có thể diễn ra bất kỳ thời điểm nào. Dù bạn đang ngủ hay đang hoạt động, nghỉ ngơi. Chính vì thế, bạn cần thật bình tĩnh sử trí sao cho thông minh và hiệu quả.
Sử dụng thuốc giãn mạch tạm thời khi người bệnh không chịu được cơn đau hoặc cơn đau dữ dội mà không thể thực hiện được các động tác trên.

5. Những người có nguy cơ bị đau thắt ngực

+ Người hay dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc phiện, rượu bia hay cà phê, nước trè đều có nguy cơ cao bị đau thắt ngực.
+ Béo phì, thừa cân cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau thắt ngực.
+ Người cao tuổi, nam giới là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
+ Những bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh về tim cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Ngoài ra có có những người hay bị tress, lo âu, buồn phiền, căng thẳng lâu ngày cũng dễ bị đau thắt ngực tạm thời.

6. Lời khuyên cho người bị đau thắt ngực

Những người bị đau thắt ngực nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Nên ăn nhiều rau, củ, quả xanh sạch đảm bảo tránh ăn nhiều đồ dư thừa chất béo, dầu mỡ. Thể dục, thư giãn hợp lý không gắng sức.
Bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác có hại đến sức khỏe.Những người bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp thì cần có chế độ ăn, nghỉ ngơi hợp lý. Uống thuốc đúng giờ và kiêng gió, lạnh.

Không nên lạm dụng thuốc giãn mạch khi cơn đau thắt ngực khởi phát.

Xem chi tiết chứng đau thắt ngực tại đây: http://roiloanthankinhthucvat.vn/con-dau-nguc-nguyen-nhan-va-trieu-chung/